-
- Assign a menu in Theme Options > Menus WooCommerce not Found
- Newsletter
Số cây đã đóng góp Tương đương việc phủ xanh675 căn hộ
Diện tích sẽ phủ xanh Tạo ra kinh tế và việc làm cho30 nhân khẩu
CO² được hấp thụ Loại bỏ khí thải độc hại của1,440 chiếc ô tô
Bụi mịn được hấp thụ Cung cấp không khí sạch cho42,500 căn hộ
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn được xem là“bức tường” chắn sóng, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn.
Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim; vườn ươm cho các loài cá với hơn 80% các loại hải sản dành một phần đời để trú ngụ, là mái nhà bảo vệ sinh vật biển trước những hiểm nguy trong lòng đại dương.
Đồng thời, rừng ngập mặn còn có tác dụng như “bộ lọc” hấp thu các chất độc hại trong nước, điều hòa khí hậu trong vùng, bảo vệ cuộc sống con người. Hệ thống Rừng ngập mặn từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Bến Tre là tấm chắn tự nhiên, lá phổi xanh của Khu vực đông dân nhất Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh
Tuy nhiên thời gian qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu và con người, khiến diện tích rừng ngập mặn tại khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn từ 2011-2016, diện tích rừng ngập mặn toàn vùng ĐBSCL đã giảm gần 10%, từ 194,7 nghìn ha năm 2011 xuống còn 179,3 nghìn ha vào năm 2016 (tức là đã giảm khoảng 15,3 nghìn ha).
Hoạt động trồng rừng này nhằm hồi phục khu rừng bị già cổi, sâu bệnh, khuyến khích người dân phát triển rừng vì mục tiêu kinh tế – môi trường.
Hoạt động trồng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế, góp phần cải tạo đất, làm giàu rừng và tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú cho các loài thủy hải sản; đồng thời, duy trì các giá trị đa dạng sinh học, làm tăng giá trị kinh tế, du lịch, học tập của rừng ngập mặn.
Đước là loại cây được lựa chọn vì tính thích nghi cao và giá trị sinh thái mang lại cho môi trường và sinh kế cho người trồng rừng
Dự án được thực hiện bởi Người Giữ Rừng Bến Tre, đại diện là Anh Nguyễn Tấn Vàng, chủ Nông trại du lịch sinh thái Người Giữ Rừng, huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre
BlockTree làm việc với các tổ chức/cá nhân trồng rừng để xác nhận cho dự án của họ. Dự án đầu tiên đã được triển khai với sự hỗ trợ của Catalyst tại Núi Thành, Quảng Nam với một hộ dân địa phương.
Nền tảng của BlockTree được xây dựng để cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, ở bất cứ đâu có thể phát triển, vận hành và nhân rộng công việc trồng rừng một cách dễ dàng. Song song, các nhà tài trợ có thể giám sát minh bạch công tác triển khai cũng như nhận được giấy chứng nhận điện tử là các NFT mà BlockTree phát hành.
Khoảng 10% nguồn quỹ cho việc trồng cây sẽ được sử dụng cho mục đích bảo vệ cây trồng trong 3-5 năm đầu tiên. Đây chính là khoảng thời gian dễ tổn thương nhất của cây trồng. BlockTree cũng phân bổ nguồn quỹ dự phòng cho các thiệt hại bất thường khác.
Nhưng BlockTree còn làm nhiều hơn việc phân bổ vốn đơn thuần. Họ hợp tác sâu sát cùng với cộng đồng địa phương/hộ dân phụ trách để chỉ cho họ thấy những lợi ích to lớn mà cánh rừng mới trồng có thể mang lại. Thông qua việc giáo dục và kết hợp trong công tác giám sát và báo cáo, BlockTree thấy rằng cộng đồng ở đây nhanh chóng thể hiện tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào với cây trồng và cánh rừng mà họ đã cộng tác cùng. Điều này mang tới hiệu quả quản lý trong dài hạn, không chỉ giữ cho cây rừng sống sót mà còn phát triển mạnh mẽ.
Bản thân việc kiểm kê carbon vẫn còn là một thách thức lớn và tính toán các bể chứa carbon vẫn là một bài toán đang liên tục được phát triển giải pháp cho đến nay.
Ước tính hiện tại của chúng tôi dựa trên tính toán ước tính từ https://www.itreetools.org/. Dữ liệu được ước tính với cùng loài & điều kiện khí hậu. Các biến số sau đây được xem xét khi chúng tôi ước tính tốc độ hấp thụ các-bon: i) các loài được trồng (bao gồm cả tuổi trưởng thành của các loài cây), ii) loại rừng, iii) khu vực và iv) khả năng sống sót trung bình của cây.
Khi không có dữ liệu sơ cấp, BlockTree sử dụng một bộ dữ liệu thứ cấp, dữ liệu proxy hoặc giả định thận trọng để đảm bảo rằng chúng tôi không đánh giá quá cao tỷ lệ cô lập carbon từ các dự án của mình. Hơn nữa, chúng tôi sử dụng dữ liệu được thu thập ở tại điểm trồng để xác thực hoặc điều chỉnh các ước tính của mình và chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện phương pháp ước tính của mình bằng cách xây dựng quan hệ đối tác với các học giả trong lĩnh vực này.
Nguồn: Jones, Trevor G., Harifidy Rakoto Ratsimba, Lalao Ravaoarinorotsihoarana, Garth Cripps, and Adia Bey. “Ecological variability and carbon stock estimates of mangrove ecosystems in northwestern Madagascar.” Forests 5, no. 1 (2014): 177-205. Benson, Lisa, et al. Mangrove Carbon Stocks and Ecosystem Cover Dynamics in Southwest Madagascar and the Implications for Local Management, Multidisciplinary Digital Publishing Institute, 31 May 2017, https://www.mdpi.com/1999-4907/8/6/190/pdf.